Sau khi tiêm môi bị hỏng – vấn đề cho câu hỏi này cũng là nội dung chính của bài viết ngày hôm nay. Môi là phần nhạy cảm nhất của cơ thể con người, chúng cũng là phần quan trọng nhất trên khuôn mặt vì giúp tạo nên dáng vẻ của nụ cười. Hiện nay, mọi người đang rất ưa chuộng dịch vụ thẩm mỹ môi bằng filler vì mức độ an toàn và hiệu quả mà nó đem lại.
Để biết được câu trả lời bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây của LiA Beauty, đồng thời chúng tôi sẽ chia sẻ vài cách chăm sóc môi tại nhà sau khi tiêm filler,để bạn sở hữu được đôi môi căng mọng và đầy quyến rũ.
Tại Sao Sau Khi Tiêm Môi Bị Hỏng?
Sẽ không ít người cho rằng việc tiêm filler là thao tác vô cùng đơn giản và đã xem nhẹ việc chọn cơ sở để thẩm mỹ. Thậm chí có một số bạn đã tự mua filler và học cách tiêm tại nhà. Đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Cách tốt nhất để tránh mọi vấn đề nguy hiểm có thể xảy ra sau khi tiêm chất làm đầy là chọn một cơ sở thẩm mỹ uy tín và có thành tích tốt. Nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào, hãy hỏi bác sĩ hoặc chuyên gia trước khi tiến hành.
Tóm lại nguyên nhân dẫn đến môi bị hỏng sau khi tiêm filler gồm các yếu tố dưới đây:
- Kỹ thuật tiêm của bác sĩ kém, không được đào tạo bài bản
- Chất lượng của filler không đạt chuẩn, bị lẫn tạp chất nên khiến cơ thể khách hàng bị kích ứng
- Căn chỉnh liều lượng không phù hợp với cơ thể và tình trạng của khách hàng
- Kỹ thuật tiêm không chuẩn xác dẫn đến tìm sai vị trí và xảy ra biến chứng khiến môi hỏng
- Sau khi tiêm filler, môi không được chăm sóc đúng cách khiến chất làm đầy bị xô lệch dẫn đến biến dạng.
Nếu bạn muốn có được đôi môi tự nhiên và đầy đặn hơn, bạn nên lựa chọn một sản phẩm chất làm đầy tốt và tìm một chuyên gia có thể thực hiện tiêm chất làm đầy một cách hoàn hảo.
Môi Hỏng Sau Khi Tiêm Filler Phải Làm Sao?
Nhiều người bị nhầm tưởng biến chứng nguy hiểm là một trong các tác dụng phụ nên chần chừ và đã không liên hệ với bác sĩ để kiểm tra. Do không xử lý kịp thời nên đã gặp phải hậu quả như vùng môi bị hoại tử gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Chính vì vậy, những khách hàng sau khi tiêm filler nên theo dõi môi tại nhà, nếu thấy xuất hiện dấu hiệu bất thường nào như sưng tấy kèm theo đau nhức kéo dài thì hãy liên hệ ngay với bác sĩ của bạn.
Lựa chọn cơ sở uy tín để bác sĩ kiểm tra tình trạng của bạn, sau đó sẽ đưa ra phương hướng điều trị phù hợp nhất. Với những trường hợp filler môi bị hỏng nhẹ sẽ được bác sĩ tiêm tan kết hợp uống kháng sinh giảm sưng đau. Còn những trường hợp như khách hàng tiêm nhầm filler kém chất lượng sẽ được bác sĩ loại bỏ và đẩy ra khỏi cơ thể.
Việc chữa trị đúng cách và kịp thời sẽ giúp bạn khôi phục lại trạng thái ban đầu vì vậy bạn đừng quá lo lắng. Nhưng tốt nhất trước khi tiêm filler bạn cần chọn những cơ sở thẩm mỹ uy tín và trải nghiệm dịch vụ, để bản thân không gặp phải các biến chứng nguy hiểm.
Cần Lưu Ý Gì Trước Khi Tiêm Filler Để Môi Không Bị Hỏng?
Môi là nơi có vùng da môi mỏng, nhạy cảm nhất và đó cũng chính là nơi tạo nên sức hấp dẫn cho chúng ta. Tuy phương pháp tiêm filler là dịch vụ thẩm mỹ khá an toàn nhưng việc xảy ra biến chứng là điều không ai mong muốn. Vì vậy, trước khi tiêm filler bạn cần lưu ý những điều sau:
- Kiểm tra nguồn gốc, hạn sử dụng của filler mà bạn sẽ sử dụng
- Chất làm đầy phải đã được kiểm định an toàn và có trong danh sách lưu hành của Bộ Y Tế
- Không sử dụng filler khi đã bị bóc tem hoặc bị mở nắp
- Chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín, có giấy phép kinh doanh do Bộ Y Tế cấp
- Quy trình thực hiện tiêm filler môi phải được đảm bảo vô trùng
- Bác sĩ đã qua quá trình đào tạo, được cấp giấy phép hành nghề và có kỹ thuật tiêm chuẩn xác.
Những yếu tố trên đều có tại LiA Beauty nơi mà bạn có thể sở hữu được đôi môi căng mọng, tự nhiên một cách an toàn với thời gian duy trì hiệu quả được kéo dài lâu nhất.
Bạn đừng nên bị đánh lừa bởi các quảng cáo giá rẻ của các cơ sở thẩm mỹ kém chất lượng. Đừng vì tiết kiệm một ít chi phí mà nhận lấy những hậu quả khôn lường.
Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Môi Tại Nhà Sau Khi Tiêm Filler
Kết quả thẩm mỹ không chỉ bị phụ thuộc vào giai đoạn trước khi tiêm filler mà còn bị tác động ở giai đoạn chăm sóc tại nhà. Nếu bạn muốn sở hữu đôi môi căng mọng tự nhiên thì nhớ những lưu ý dưới đây:
- Vệ sinh vết tiêm trên môi bằng nước muối sinh lý và bông tăm
- Không sờ, nắn gây áp lực cho môi
- Không xông mặt hoặc ở trong môi trường nhiệt độ cao
- Không son môi trong 2 tuần sau khi tiêm filler
- Massage nhẹ nhàng cho môi để mềm mịn tự nhiên
- Uống nước và bổ sung nhiều vitamin để môi được ổn định và phục hồi nhanh hơn
- Tránh ăn các thực phẩm gây hại cho vết tiêm như: hải sản, thịt gà, thịt bò, rau muống hay các loại nếp
- Tránh xa các chất kích thích thích hoặc những đồ uống chứa cồn
Từ khóa liên quan tại sao sau khi tiêm môi bị hỏng:
-
Dấu hiệu tiêm filler bị hoại tử
-
Tiêm môi bị hỏng
-
Tiêm filler môi bị vón cục có sao không
-
Tiêm filler môi bị bầm tím
-
Tiêm filler bị cứng bao lâu
-
Tiêm filler bị áp xe
-
Tiêm filler bị lỗi
-
Tiêm filler bị vón cục ở cằm